MÁY QUÉT MÃ VẠCH LÀ GÌ?

MÁY QUÉT MÃ VẠCH LÀ GÌ?

Trong nhiều thập kỷ, mã vạch đã thể hiện khả năng tiện dụng của mình trong việc đóng gói các thông tin về hàng hóa như giá cả hay số lượng tồn kho. Ngày nay, các hệ thống quét mã vạch được sử dụng rộng rãi trong vô số lĩnh vực, từ các ngành công nghiệp – dịch vụ  như sản xuất, y tế, du lịch, giải trí đến các hoạt động khác mà bạn có thể không ngờ tới được (như là chăm sóc tử thi). Ở thời đại này, mã vạch và máy quét mã vạch chuyên dụng là một phần không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp năng động nào nếu như họ muốn quản lý tài sản và hoạt động doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả hơn!
Hầu hết mọi người đã từng nhìn thấy một máy quét mã vạch điển hình trong siêu thị (đấy là nơi đầu tiên nó được ứng dụng), nhưng trên thực tế có rất nhiều loại máy quét. Máy quét có thể nhiều loại mã vạch và được tích hợp nhiều chức năng khác nhau. Một số máy quét còn sở hữu các tính năng mà smartphone hay laptop không có. Một chiếc máy quét không chỉ đơn thuần là một máy tính với một mục đích chuyên dụng!

Máy quét mã vạch là gì?
Máy quét mã vạch ghi lại và dịch mã vạch từ dạng hình ảnh thành các ký tự chữ và số. Sau đó, nó sẽ gửi thông tin đó đến cơ sở dữ liệu máy tính thông qua kết nối có dây hoặc không dây. Các ký tự này sẽ giúp truy vấn đến một mục cụ thể trong cơ sở dữ liệu, bao gồm các thông tin khác nhau như: giá cả, số lượng mặt hàng này còn trong kho, mô tả mặt hàng hoặc hình ảnh tham khảo.
Các máy quét mã vạch truyền thống đọc được những loại mã vạch quen thuộc, là các mã vạch 1D hay còn gọi là mã vạch tuyến tính. Mã vạch 1D bao gồm các vạch đen – trắng song song nhau và vùng tĩnh (quiet zone). Vùng tĩnh là vùng trống bao xung quanh mã vạch, ngăn máy quét đọc lấy các thông tin không mong muốn hay không cần thiết trong quá trình quét mã. Có thể hiểu, vùng tĩnh là vùng không gửi bất cứ thông tin nào.
Trong nhiều năm, mã vạch 1D là tiêu chuẩn, và chúng vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay mặc dù dung lượng thông tin chúng có thể chứa được là không lớn lắm, chỉ khoảng 20-25 ký tự. Sự ra đời của mã vạch 2D mang đến khả năng lưu trữ thông tin cả theo chiều ngang và chiều dọc, do đó dung lượng lưu trữ tăng lên theo cấp số nhân. Tuy nhiên, muốn đọc được mã vạch 2D thì bắt buộc phải có một máy quét hình ảnh, trong khi các mã 1D chỉ yêu cầu một máy quét mã vạch đơn giản.
Có nhiều loại máy quét mã vạch khác nhau, một số máy quét sử dụng laser, trong khi các máy quét khác sử dụng đèn hoặc máy ảnh để chụp hình mã vạch và biến nó thành mã điện tử. Có những đầu đọc dạng như một cây bút, chỉ bao gồm một nguồn sáng và một photodiode để đo các vạch tối và khoảng trống trên mã vạch 1D.  Máy quét laser sử dụng laser làm nguồn ánh sáng, do đó có ít lỗi quét hơn và đọc được từ khoảng cách xa hơn so với đầu đọc bút (nhờ gương và thấu kính). Đầu đọc CCD đo ánh sáng môi trường xung quanh chứ không phải ánh sáng tự phản xạ và thực hiện nhiều lần đọc mỗi lần quét để giảm lỗi. Máy quét công nghệ chụp ảnh sẽ chụp ảnh mã vạch để đọc rồi giải mã nó, và chúng là một lựa chọn khá là vừa túi tiền khi cần đọc mã 2D. Các máy quét tiên tiến nhất hiện nay là các máy quét laser đa hướng với nhiều gương và thấu kính để giảm tối đa lỗi khi quét. Một máy quét đa hướng có thể đọc được cả những mã vạch bị vỡ, bị nhàu nát hoặc bị hư hỏng với tốc độ vượt trội hơn các máy quét laser thông thường khác.
Những lợi ích của máy quét mã vạch chuyên dụng là gì?
Mặc dù có nhiều khác biệt giữa các loại đầu đọc mã vạch, nhưng nhìn chung, đầu tư vào một máy quét mã vạch chuyên dụng có lợi hơn nhiều so với các biện pháp quản lý khác.
Một máy quét mã vạch chuyên dụng có thể:
  • Tích hợp vào hệ thống của bạn: Máy quét mã vạch có thể kết nối trực tiếp với hệ thống POS hiện có của doanh nghiệp qua các cổng kết nối phổ biến như USB, Serial, … Kết nối với điện thoại thông minh có thể cần thêm một adapter bluetooth và/ hoặc driver.
  • Có rất ít vấn đề về phần mềm: Máy quét mã vạch không bị vi-rút và thường không cần cập nhật phần mềm, cũng như chúng không bị gián đoạn bởi văn bản hoặc cuộc gọi từ máy quét khác.
  • Độ bền: Máy quét mã vạch được xây dựng để hoạt động trong nhiều năm mà không gặp sự cố.
  • Chức năng: Chúng có thể đọc mã một cách nhanh chóng và đọc mã từ xa, loại bỏ tất cả nhược điểm của các thiết bị khác như tuổi thọ pin hay hệ điều hành chậm.
Một máy quét hoặc đầu đọc mã vạch chuyên dụng là lựa chọn tốt nhất khi một doanh nghiệp có nhu cầu tích hợp công nghệ mã vạch vào hệ thống theo dõi và kiểm tra của họ. Mặc dù một số laptop có khả năng đọc mã vạch nhưng chúng không ổn định, cồng kềnh và có hiệu quả thấp hơn so với một máy quét mã vạch truyền thống.
Máy quét mã vạch giúp một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn bằng cách nào?
Không dừng lại ở việc mã hóa thông tin về hàng hóa tại những siêu thị hay cửa hàng bán lẻ, ngày nay, mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý tài sản, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Nhờ đó, các thông tin cần thiết có thể được cập nhật, theo dõi hay truy xuất một cách nhanh chóng khi cần.
Mã vạch giúp doanh nghiệp theo dõi tài sản lưu động trong/ ngoài kho hoặc trong  sản xuất, tránh các nguy cơ mất mát do trộm cắp, duy trì tỷ lệ chu chuyển với độ chính xác cao và giảm thiểu tồn kho dư thừa. Đối với tài sản cố định, mã vạch có thể giúp tạo ra một hệ thống check-in / check-out toàn diện, thậm chí hỗ trợ theo dõi khấu hao tài sản, bảo trì và sửa chữa. Khi nhiều công ty nhận ra những lợi ích cực kỳ rõ rệt của hệ thống theo dõi tài sản tự động thì ứng dụng mã vạch ngày càng trở nên phổ biến trong toàn thế giới kinh doanh và là một lựa chọn bắt buộc nếu doanh nghiệp không muốn bị tụt hậu trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Do đó, lựa chọn một máy quét mã vạch phù hợp với nhu cầu là hành động cần thiết để tăng hiệu quả hoạt động cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.
hãy liên hệ easypos chúng tôi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến